C-Level hay C-Suite đề cập đến nhóm các giám đốc điều hành cấp cao làm việc cho một công ty, bao gồm CEO, CCO, CMO, CHRO, CFO, CPO, CDO,… Họ là chuyên gia trong mỗi lĩnh vực và thực hiện lãnh đạo các bộ phận khác nhau của tổ chức.
C-Level hay C-Suite đề cập đến nhóm các giám đốc điều hành cấp cao làm việc cho một công ty, bao gồm CEO, CCO, CMO, CHRO, CFO, CPO, CDO,… Họ là chuyên gia trong mỗi lĩnh vực và thực hiện lãnh đạo các bộ phận khác nhau của tổ chức.
CDO là chức vụ điều hành mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhằm giúp các tổ chức linh hoạt và phát triển trong thời đại kỹ thuật số. CDO đóng vai trò là người lãnh đạo các chiến lược chuyển đổi số (Digital Transformation), với mục tiêu tận dụng công nghệ để thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
CFO đóng vai trò là cầu nối giữa tổ chức với các đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán các điều khoản về tài chính trong các hợp đồng quan trọng. Đồng thời, với những kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tài chính, CFO cũng là một nhà tư vấn tài chính, giúp doanh nghiệp quản lý các dòng tiền ra – vào, sử dụng hợp lý nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro liên quan tới tài chính.
Trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt trong kinh doanh như ngày nay, CMO càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc góp phần xây dựng thương hiệu lớn mạnh, thu hút khách hàng và giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ bằng các chiến dịch Marketing độc đáo, sáng tạo.
CMO có vai trò xây dựng và quản lý thương hiệu, nghiên cứu về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh,… Đồng thời nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thực hiện các chiến lược định giá, xây dựng chiến lược Marketing và kế hoạch tổng thể, làm việc với các đối tác truyền thông, Ban quản trị.
Nhân sự quản lý cấp C là vị trí “đầu tàu” đóng vai trò quan trọng trọng việc hoạt động và vận hành của một tổ chức. Các vị trí này khi đảm đương tốt vai trò lãnh đạo của mình sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tuy mỗi vị trí đảm đương những công việc và trách nhiệm khác nhau, nhưng nhìn chung, các vị trí này đều đòi hỏi những người có tư duy chiến lược tốt, khả năng hoạch định và triển khai các kế hoạch hiệu quả. Đồng thời cần có khả năng xây dựng đội ngũ, tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên của mình đạt được hiệu suất công việc cao nhất.
Thường thì trong các doanh nghiệp quy mô lớn, số lượng vị trí giám đốc chức năng có thể sẽ nhiều hơn để đảm bảo thực hiện công việc và giám sát tốt hơn. Tên gọi các chức danh C-Suite khác nhau cũng có thể phản ánh sứ mệnh và trình độ phát triển của mỗi doanh nghiệp.
CEO gánh trên mình trọng trách vô cùng quan trọng, là người vạch ra “đường đi, nước bước” cho một doanh nghiệp. Họ thiết lập, triển khai các chiến lược dài hạn nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, những quyết định của CEO có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Dù làm việc ở quy mô tổ chức như thế nào, Giám đốc điều hành (CEO) vẫn là chỗ dựa vững chắc cho toàn bộ nhân viên của mình. Bên cạnh đó, CEO cũng đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp, hình ảnh của họ ảnh hưởng đến cách nhân viên, đối tác, khách hàng nhìn nhận tổ chức.
CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer, có nghĩa là Giám đốc Tài chính. Đây là người chịu trách nhiệm về việc quản lý tài chính và lên kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.
Tại các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam, vị trí này thường được kế toán trưởng kiêm nhiệm, tuy nhiên tại các doanh nghiệp lớn, vị trí Giám đốc tài chính được tách biệt ra, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị tài chính và các quyết định tài chính của tổ chức.
CIO là tên viết tắt của Chief Information Officer, có nghĩa là Giám đốc Công nghệ thông tin. CIO đòi hỏi một người có kiến thức sâu rộng về công nghệ thông tin, thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các xu hướng công nghệ mới ở trong và ngoài nước.
CDO là tên viết tắt của Chief Digital Officer, có nghĩa là Giám đốc Chuyển đổi số. CDO là sự kết hợp giữa hai vị trí là Giám đốc Marketing (CMO) và Giám đốc công nghệ thông tin (CIO).
CTO đóng vai trò là người xây dựng, đề xuất các chiến lược kỹ thuật phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí này đòi hỏi khả năng nghiên cứu, phân tích thị trường để xây dựng các chiến lược kỹ thuật cho tổ chức trong dài hạn.
CTO là tên viết tắt của Chief Technology Officer, có nghĩa là Giám đốc Công nghệ. CTO là vị trí cấp điều hành trong doanh nghiệp và đóng vai trò là người đảm nhiệm chính cho các vấn đề khoa học – công nghệ trong tổ chức. CTO tập trung vào việc thực hiện các vấn đề kỹ thuật và đảm bảo đầu ra là các sản phẩm/ dịch vụ phục vụ khách hàng.
CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer, có nghĩa là Giám đốc Marketing, hay còn gọi là Giám đốc tiếp thị. Đây là vị trí chịu trách nhiệm định hướng, hoạch định chiến lược và kế hạch Marketing tổng thể để triển khai cho đội ngũ Marketing. CMO thực hiện các báo cáo định kỳ cho CEO và Ban giám đốc về tất cả hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
CPO chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, uy tín,… Vị trí này đòi hỏi một người có tầm nhìn về sản phẩm, linh hoạt trong đổi mới, thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường, đồng thời quản lý hiệu quả các dự án liên quan đến sản phẩm.
CPO có thể cũng đóng vai trò là giám đốc tiếp thị bằng việc quảng cáo lợi ích của sản phẩm cho người tiêu dùng. Xem xét, đánh giá các phản hồi để thiết kế hoặc sửa đổi sản phẩm sao cho phù hợp.
CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer, có nghĩa là Giám đốc Kinh doanh. Đây là người đứng sau Giám đốc điều hành (CEO) và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty.
Trên thực tế, một CEO có thể cần thực hiện nhiều công việc hơn, giải quyết một lúc nhiều vấn đề hơn tùy vào cơ cấu, tổ chức, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nơi họ làm việc.
CPO là tên viết tắt của Chief Production Officer, còn gọi là Giám đốc Sản xuất. Vị trí này chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến sản phẩm.
CPO tập trung vào việc thực hiện các chiến lược sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với chiến lược kinh doanh. Vị trí này phổ biến nhất trong các công ty công nghệ hoặc sử dụng đa phần là công nghệ để phục vụ khách hàng như báo chí, ngân hàng,…
CHRO đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị nguồn nhân lực, tổ chức các dịch vụ nhân sự, xây dựng chiến lược về lực lượng lao động, cố vấn cho đội ngũ lãnh đạo cấp cao và Ban giám đốc. CHRO cũng có thể tham gia vào tuyển chọn, định hướng các thành viên Hội đồng quản trị, chính sách lương thưởng cho người điều hành.
CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer, có nghĩa là Giám đốc Điều hành, đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong công ty. CEO là người thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động trong tổ chức, chịu trách nhiệm trong việc thiết lập mục tiêu, vận hành và đảm bảo sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Trên thực tế về mô hình tổ chức tại một số công ty Việt Nam hiện nay, CEO cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc là chủ doanh nghiệp.