Việt Nam Nhập Khẩu Thực Phẩm Gì Nhiều Nhất

Việt Nam Nhập Khẩu Thực Phẩm Gì Nhiều Nhất

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các thị trường Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2024.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các thị trường Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2024.

Please Enable JavaScript in your Browser to visit this site

Xuất nhập khẩu từ Nhật Bản và G7 đang phát triển vượt bậc

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, bình quân mỗi năm tăng trưởng 13,9%.

Cụ thể, năm 2006 thương mại hai chiều đạt mức 9,93 tỉ USD, chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Đến năm 2015, con số này đã tăng gấp gần 3 lần, đạt kim ngạch 28,49 tỉ USD, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Còn tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt 8,7 tỉ USD, chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, Việt Nam – Nhóm nước G7, Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2006 đến tháng 4.2016 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trong khi đó, xuất nhập khẩu của Việt Nam với nhóm các nước G7 (bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada, Hoa Kỳ) cũng có bước phát triển vượt bậc.

Theo đó, xuất nhập khẩu của Việt Nam với nhóm nước G7 trong 10 năm trở lại đây đã tăng trướng mạnh, từ 25,31 tỉ USD năm 2006 lên 95,42 tỉ USD năm 2015, tăng trưởng bình quân 17,1% mỗi năm.

Tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và G7 đạt 30,73 tỉ USD, chiếm 29,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và nhóm nước G7 cũng luôn đạt mức thặng dư cao. Trong giai đoạn 2006 đến năm 2015 tổng thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với nhóm nước G7 đạt 192,54 tỉ USD, bình quân mỗi năm đạt mức thặng dư 19,25 tỉ USD. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2016 mức thặng dư là 13,21 tỉ USD.

Máy móc, thiết bị của Nhật Bản đang thu hút Việt Nam

Có thể thấy, hàng hóa của Nhật Bản và các nước G7 đang rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Nhật Bản đã có sự tăng trưởng mạnh từ 4,7 tỉ USD năm 2006 lên 14,36 tỉ USD năm 2015, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm. Trong đó một số năm có mức tăng trưởng cao như năm 2008 tăng 37%, năm 2011 tăng 26%, …

Tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 4,37 tỉ USD hàng hóa của Nhật Bản, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2016 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Đáng chú ý, xét về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng từ Nhật Bản, với kim ngạch 1.260 triệu USD, chiếm 28,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Nhật Bản.

Đứng thứ hai là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 769 triệu USD, chiếm 17,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Nhật Bản.

Đứng thứ 3 là nhóm hàng sắt thép các loại, đạt kim ngạch 381 triệu USD, chiếm 17,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều các mặt hàng khác như linh kiện, phụ tùng ô tô đạt 222 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo 192 triệu USD; vải các loại 176 triệu USD; …

Trong khuôn khổ của Hội nghị thượng định G7 đang diễn ra tại Nhật Bản, lãnh đạo hai nước Việt Nam – Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và dòng đầu tư vào năm 2020.

Mặt khác, các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đối với ngành ô tô, dệt may và lĩnh vực năng lượng… sẽ được hai nước tiếp tục được quan tâm thúc đẩy trong thời gian tới.