Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương
Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây là đường sắt đường đôi (2 chiều đường riêng biệt), khổ 1,435m điện khí hóa. Tổng mức đầu tư toàn tuyến lên đến 100 nghìn tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do Trung Quốc tài trợ.[17]
Theo tiến sĩ Phạm Chi Lan, xây thêm tuyến đường sắt mới với vốn đầu tư lên đến 100.000 tỷ đồng, trong khi đã có đường cao tốc là lãng phí và vô lý. Trong khi đó, miền Nam lại được đầu tư rất ít, rất chậm.[17] Việc hưởng lợi của Việt Nam từ dự án này thấp hơn nhiều Trung Quốc.[18]
Dự báo nhu cầu giai đoạn ngắn hạn là 23,28 triệu tấn/năm
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được nghiên cứu lập quy hoạch toàn bộ các đoạn tuyến, ga trên tuyến có điểm đầu là ga Lào Cai (tính từ điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc), điểm cuối là ga Hạ Long (thuộc tuyến đường sắt Kép - Hạ Long) và các đoạn tuyến đi qua 10 tỉnh/ thành phố (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh). Phạm vi nghiên cứu đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
Theo tư vấn, trục hành lang Đông Tây có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là cửa ngõ giao thương với thế giới qua các cảng biển lớn khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh cũng như kết nối liên vận quốc tế về giao thông đường sắt, đường bộ tại cửa khẩu Lào Cai.
Mặt khác, khối lượng dự báo nhu cầu giai đoạn ngắn hạn của tuyến này ước tính là 16 đôi/ngày đêm đối với tàu khách; 7,28 triệu tấn/năm đối với khối lượng hàng hóa và 23,28 triệu tấn/năm đối với lượng hàng hóa quy đổi (cả hành khách và hàng hóa).
Do vậy, tư vấn đề xuất định hướng quy hoạch tuyến khổ 1.435mm, điện khí hóa; là đường đơn trong ngắn hạn và đường đôi trong dài hạn. Tổng chiều dài toàn tuyến hơn 441km, vận tốc thiết kế Vmax=160km/h.
Trên tuyến có khoảng 56 cầu lớn với chiều dài 47,5km đi qua các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Bạch Đằng và các chạy qua các đoạn đường bộ cao tốc như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh, qua các đường quốc lộ và một số đường tỉnh; Có 11 hầm với chiều dài khoảng 10km.
Tư vấn cũng đề xuất hướng tuyến, quy hoạch ga khi qua các tỉnh, thành phố. Trong đó, tại Lào Cai, tuyến đường sắt bắt đầu từ ga Lào Cai của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đi theo bờ bắc của sông Hồng về hướng đông nam, đến xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) đặt ga Thái Niên mới.
Tuyến đường tiếp tục đi theo hướng đông nam, vượt đường sắt hiện tại và sông Hồng để vào địa phận xã Sơn Hải, sau đó tuyến đi song song bên phải đường bộ cao tốc đến hết địa phận tỉnh Lào Cai qua xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng) và các xã Cam Cọn, Tân Thượng, Tân An huyện Văn Bàn.
Chiều dài tuyến qua địa phận tỉnh Lào Cai có tổng chiều dài khoảng 62,5km. Tổng cộng bố trí 5 ga: Lào Cai, Bảo Hà, Sơn Hải, Thái Niên, Cam Cọn.
Tại địa phận TP Hải Phòng, tuyến đường sắt đi qua có tổng chiều dài là 73,06km (tuyến đường chính tuyến xuống cảng Lạch Huyện dài 47,48km, tuyến nhánh xuống cảng Nam Đồ Sơn dài 13,47km, tuyến nhánh xuống cảnh Đình Vũ dài 5,27km, tuyến nhánh kết nối tỉnh Quảng Ninh dài 6,84km). Tổng cộng bố trí 6 ga: Nam Hải Phòng, Nam Đình Vũ, Đình Vũ, ga cảng Lạch Huyện, ga Nam Đồ Sơn, ga Tân Viên.
Cụ thể, từ ranh giới với huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) với huyện An Lão (TP Hải Phòng), hướng tuyến đi về phía đông nam, vượt qua lối ra vào đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và QL10, đi dọc theo đường cao tốc về phía nam đến xã Tân Viên (huyện An Lão) bố trí ga Tân Viên.
Ra khỏi nhà ga Tân Viên, hướng tuyến giao cắt với đường tỉnh 362, đi sát và dọc đường cao tốc về phía đông nam, vào địa phận huyện Kiến Thụy. Hướng tuyến vượt qua đường tỉnh 394, đường tỉnh 363, đường tỉnh 361, vượt qua sông Đa Độ đến khu vực xã Đại Đồng và xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy, bố trí ga Nam Hải Phòng.
Từ ga Nam Hải Phòng, sẽ kết nối với các cảng biển. Theo đó, hướng tuyến đi dọc đường cao tốc về phía đông bắc, đến địa phận quận Hải An, qua nút giao Tràng Cát hướng tuyến rẽ phải về phía đông, bám theo bên phải của đường Tân Vũ - Lạch Huyện, bố trí ga Nam Đình Vũ tại phường Đông Hải, quận Hải An.
Từ đây tuyến đi tiếp về phía đông, bám sát phía nam đường Tân Vũ - Lạch Huyện qua thị trấn Cát Hải (huyện Cát Hải), hướng tuyến rẽ phải đi về phía cảng Lạch Huyện. Bố trí ga cảng Lạch Huyện tại khu vực bến số 3 đến bến số 6 trong khu vực cảng Lạch Huyện.
Từ ga Nam Hải Phòng sẽ có tuyến nhánh, rẽ phải đi về phía nam bám sát bên trái của đường bộ cao tốc ven biển quy hoạch, vượt qua đường tỉnh 402, 361; Rẽ phải đi về phía tây nam đến gần khu vực sông Văn Úc, tại khu vực xã Đoàn Xá (huyện Kiến Thụy), sau đó rẽ trái đi vào cảng Đồ Sơn. Tại đây bố trí ga Nam Đồ Sơn thuộc khu vực xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy.
Từ ga Nam Đình Vũ, có tuyến đường nhánh vào cảng Đình Vũ, hướng đi về phía nam dọc theo đường bộ Tân Vũ - Lạch Huyện, sau đó rẽ trái đi dưới đường Tân Vũ - Lạch Huyện, đi dọc theo đường tỉnh 356 đến khu vực phường Đông Hải, quận Hải An, bố trí ga Đình Vũ.
Còn tại địa phận tỉnh Quảng Ninh, từ ga Nam Hải Phòng một nhánh sẽ đi về phía bắc để kết nối xuống ga Hạ Long và kết nối xuống cảng Cái Lân. Tuyến đường sắt đi qua địa phận tỉnh Quảng Ninh có tổng chiều dài khoảng 35,54km (tuyến xây dựng mới 24,87km, tuyến đường sắt hiện tại 10,67km). Tổng cộng bố trí 5 ga: Hạ Long, Cái Lân, Phong Hải, Quảng Yên, Minh Khai.
Tư vấn đề xuất, trên toàn tuyến có 41 ga. Trong đó 5 ga lập tàu chính gồm: Lào Cai, Yên Thường, Nam Hải Phòng, Hạ Long và Cái Lân.
Tư vấn lập quy hoạch đề xuất tuyến có 5 ga lập tàu chính, trong đó ga Lào Cai là ga lập tàu khách, tàu hàng và là ga giao tiếp liên vận quốc tế (Ảnh: minh họa).
Trong đó, ga Lào Cai là ga lập tàu khách và lập tàu hàng suốt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và tàu khu đoạn Lào Cai - Hà Nội; là ga giao tiếp liên vận quốc tế với ga Hà Khẩu Bắc của đường sắt Trung Quốc.
Ga Yên Thường là ga lập tàu khách và tàu hàng khu đoạn Yên Thường - Lào Cai và Yên Thường - Nam Hải Phòng, ngoài ra ga Yên Thường còn có chức năng là ga lập tàu khu đầu mối Hà Nội cho các tuyến phía Bắc như Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hạ Long - Cái Lân.
Ga Nam Hải Phòng lập tàu khách và tàu hàng đi suốt tuyến như ga Lài Cai đồng thời lập tàu khu đoạn khách và hàng cho đoạn Hải Phòng - Yên Thường và tàu khu đoạn ngắn Nam Hải Phòng - Hạ Long - Cái Lân.
Ga Hạ Long là ga lập tàu khách đoạn ngắn Hạ Long - Hải Phòng; ga Cái Lân lập tàu hàng đoạn ngắn cho đoạn Hải Phòng - Cái Lân.
Trên toàn tuyến có 5 ga trung gian có tác nghiệp hành khách và hàng hóa tập trung tại các trung tâm tỉnh, thành phố gồm: Yên Bái, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Lạc Đạo, Hải Dương.
Ga cảng phục vụ xếp dỡ cho các cảng bao gồm 4 ga: ga cảng Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.
Có 27 ga nhường tránh tàu (có tác nghiệp hành khách và hàng hóa phục vụ dân cư lân cận) gồm: Thái Niên (mới), Sơn Hà, Cam Cọn, Bảo Hà (mới), Châu Quế Thượng, Đông An, Tân Hợp, Yên Hợp, Y Can, Lệnh Khánh, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phú Thọ, Lập Thạch, Bình Xuyên, Phúc Yên, Thạch Lỗi, Bắc Hồng, Đông Anh, Trung Màu, Lương Tài, Bình Giang, Tứ Kỳ, Tân Viên, Phong Hải, Quảng Yên, Minh Khai.
Cũng theo tư vấn, tuyến mới đảm nhận công tác chở khách trong hành lang Đông Tây, cũng như khối lượng vận chuyển hàng hóa các địa phương dọc tuyến, theo mô hình khai thác hỗn hợp hành khách và hàng hóa để tổ chức vận tải. Còn đường sắt hiện có khổ 1.000mm đảm nhận vận chuyển các mặt hàng rời truyền thống đến các địa phương dọc tuyến, tổ chức vận tải theo mô hình tuyến chuyên hàng.
Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.