Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12-2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2021 đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% (tương ứng tăng 123,23 tỷ USD) so với năm 2020.
Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12-2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2021 đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% (tương ứng tăng 123,23 tỷ USD) so với năm 2020.
Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động nặng nề đến kinh tế, thương mại toàn cầu. Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, song xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Với những nỗ lực, chủ động, sáng tạo của Chính phủ và doanh nghiệp, ngành xuất khẩu Việt Nam năm 2021 đã đạt được kết quả và thành tựu nổi bật.
Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc…
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Á và châu Phi đạt 444 tỷ USD vào năm 2021, tăng 22,38% so với năm 2020, chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Á và châu Phi đạt 165,9 tỷ USD, tăng 14,62% so với năm 2020, chiếm 50,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch lớn hơn gồm điện thoại các loại và linh kiện (ước đạt 32,29 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (ước đạt 27,32 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (ước đạt 13 tỷ USD), hàng dệt may (ước đạt 10,6 tỷ USD).
Các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN, đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào sự tăng trưởng tích cực của xuất khẩu Việt Nam.
Năm 2022, thương mại của Việt Nam với thị trường thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 vẫn là trở ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu khi liên tục xuất hiện những biến thể mới làm gia tăng tình trạng lây lan, thách thức nỗ lực tiêm chủng toàn cầu, nhu cầu hàng hóa của khu vực sản xuất và người tiêu dùng có thể phục hồi ở mức trước đại dịch, nhưng tăng trưởng đột biến là khó có thể xảy ra. Nhiều thị trường tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm soát người và hàng hóa ngặt nghèo tại các cửa khẩu và cảng biển…
Theo Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 11/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 602 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng nói là có 37 ngành hàng dự kiến xuất khẩu trong năm nay vượt 1 tỷ USD, tăng thêm 4 ngành hàng so với năm 2020. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang nâng cao sản phẩm công nghiệp chế biến, đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, là yếu tố quyết định để đạt được sự bứt phá về kim ngạch xuất khẩu cũng như cán cân thương mại thặng dư.
TÌM HIỂU THÊM: TỔNG QUAN XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN VIỆT NAM NĂM 2021
Trên cơ sở nguồn số liệu ban đầu chủ yếu từ tờ khai hải quan do Tổng cục Hải quan cung cấp và một số nguồn bổ sung khác, Tổng cục Thống kê xuất bản cuốn số liệu chi tiết “Xuất nhập khẩu Hàng hóa Việt Nam năm 2021” nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu của người sử dụng số liệu.
So với số liệu sơ bộ 2021 đã công bố trong các ấn phẩm trước đây, số liệu chính thức trong ấn phẩm này có một số thay đổi do được kiểm tra và cập nhật đầy đủ hơn. Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam với 111 nước bạn hàng và mỗi nước có tổng mức lưu chuyển ngoại thương trên 50 triệu USD (trừ Et-xtô-ni-a, Man-ta thành viên của EU, Vê-nê-zuê-la thành viên của OPEC) được chi tiết trong lần xuất bản này.
Nội dung cuốn sách gồm bốn phần:
Phần I: Trị giá xuất nhập khẩu;
Phần II: Mặt hàng chủ yếu xuất nhập khẩu;
Phần III: Xuất nhập khẩu với một số khối nước;
Phần IV: Xuất nhập khẩu với một số nước bạn hàng.
Mặc dù nội dung của ấn phẩm lần này đã được biên soạn chi tiết hơn trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu của người sử dụng trong và ngoài nước theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, Tổng cục Thống kê mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp để rút kinh nghiệm biên soạn các ấn phẩm sau này được tốt hơn. Ý kiến góp ý gửi về: Tổng cục Thống kê, 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, địa chỉ thư điện tử: [email protected].
Nhân dịp xuất bản cuốn số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021, Tổng cục Thống kê chân thành cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của Tổng cục Hải quan trong việc chuẩn bị và cung cấp nguồn số liệu ban đầu./.
Tạp chí điện tử Tài chính doanh nghiệp
Website: www.taichinhdoanhnghiep.net.vn
Văn phòng thường trực tạp chí điện tử: Tầng 5, số 100 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Văn phòng đại diện phía Nam: 35 đường số 14, Khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại:(024)39712299/9016 - Hotline: 086 508 6899
“Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam” là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành với mong muốn cung cấp bức tranh tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 gồm 6 chương:
Chương II: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng
Chương III: Nhập khẩu các nhóm hàng
Chương IV: Thị trường xuất nhập khẩu
Chương V: Quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu đạt tăng trưởng ở mức cao dù nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn
Năm 2021, dù đối diện và chịu ảnh hưởng bởi đợt dịch nặng nề nhất từ khi khởi phát, sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng so với năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đều tăng cao so với năm trước, lần lượt đạt 245,2 tỷ USD, tăng 20% và 91,1 tỷ USD, tăng 16,5%.
Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu. Tỷ trọng trong tổng kim ngạch của nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản và nông, thủy sản giảm.
– Nhóm hàng nông sản, thủy sản: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 28,04 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trừ mặt hàng chè, các mặt hàng khác đều tăng so với năm trước; trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 8,9 tỷ USD, tăng 5,6%, xuất khẩu rau quả đạt 3,6 tỷ USD, tăng 8,6%, xuất khẩu gạo đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5,3%, xuất khẩu cao su tăng 37,5%, đạt 3,3 tỷ USD. Điểm tích cực là giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông, thủy sản đều ghi nhận tăng so với năm trước.
– Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 3,67 tỷ USD, tăng 27,4% so với năm 2020, chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
– Nhóm hàng công nghiệp chế biến: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 290 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm 2020, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,5 tỷ USD (tăng 12,4%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 50,8 tỷ USD (tăng 14%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 38,3 tỷ USD (tăng 41%); sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 2,85 tỷ USD (tăng 13,8%); sắt thép các loại đạt 11,8 tỷ USD, tăng 124%. Đặc biệt dệt may và da giày, 2 nhóm hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong năm 2020 đã có sự phục hồi, xuất khẩu đạt 32,8 tỷ USD và 17,8 tỷ USD, tăng lần lượt 9,9% và 5,7% so với năm trước.
– Năm 2021, có 35 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 3 mặt hàng so với năm 2020.
Cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp
Từ quý II/2021, cán cân thương mại sau một thời gian dài duy trì xuất siêu đã chuyển sang nhập siêu do dịch Covid-19 tác động mạnh lên hoạt động sản xuất, xuất khẩu ở khu vực phía Nam.
Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được coi như là cú hích cho sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Các rào cản được tháo gỡ nên từ tháng 10, xuất khẩu liên tục tăng mạnh, tháng sau cao hơn nhiều so với tháng trước. Xuất khẩu đạt mức cao nhất ghi nhận trong một tháng vào tháng 12 với kim ngạch 34,6 tỷ USD. Cán cân thương mại vì vậy chuyển từ nhập siêu 2,55 tỷ USD thời điểm cuối quý III sang xuất siêu 4,1 tỷ USD thời điểm cuối năm.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Năm 2021 đã có 33 thị trường xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD (tăng 2 thị trường so với năm 2020), 5 thị trường trên 10 tỷ USD, 11 thị trường trên 5 tỷ USD (tăng 3 thị trường so với năm 2020).
– Công tác đàm phán mở cửa thị trường, tham gia các FTA được chú trọng. Trong năm qua, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đưa vào thực thi chính thức Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA).
– Công tác triển khai thực thi các FTA đạt hiệu quả tốt.
Với CPTPP, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường thành viên chưa có FTA trước đó với Việt Nam tăng trưởng dương như xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước; sang Mexico đạt 4,6 tỷ USD, tăng 44,5%; sang Peru đạt 560 triệu USD, tăng 84,4%.
Thực thi EVFTA đạt kết quả tích cực. Xuất khẩu sang thị trường EU năm 2021 đạt 40,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm trước. Trong năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp 208.653 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 8,1 tỷ USD đi 27 nước EU.
Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh ghi nhận mức tăng 16,4%, đạt 5,8 tỷ USD. Năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyền cấp C/O mẫu EUR.1 (UKVFTA) đã cấp 25.519 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 992 triệu USD.
Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước
Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Nhập khẩu đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp, không có tình trạng thiếu hụt hay đứt gãy nguồn cung.
Nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đạt 294,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Thứ nhất, mức thâm hụt hoặc thặng dư thương mại đối với một số thị trường, khu vực thị trường tiếp tục ở mức cao có khả năng gây ảnh hưởng trước tình hình bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu.
Năm 2021, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ là 81 tỷ USD, tăng 27,9% so với mức 63,4 tỷ USD năm 2020. Trong khi đó; thâm hụt thương mại với Trung Quốc năm 2021 là 53,9 tỷ USD, tăng 52,7% so với mức 35,3 tỷ USD năm 2020 và với ASEAN là 12,3 tỷ USD, tăng 66,8% so với mức 7,4 tỷ USD năm 2020.
Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu một số ngành hàng chủ yếu dựa trên tăng về số lượng và ở một số thời điểm là tăng về giá do nguồn cung trên thị trường khan hiếm.
Thứ ba, hàng hoá xuất khẩu có thời điểm xuất hiện tình trạng ùn tắc ở cửa khẩu, cảng biển, đặc biệt là từ thời điểm cuối tháng 12/2021, khi đợt dịch thứ 4 lan rộng tại miền Bắc và nhất là từ khi Trung Quốc cũng bắt đầu phát hiện các ca mắc Covid-19 tại khu vực biên giới.
Các bạn có thể xem chi tiết báo cáo TẠI ĐÂY