kinh tế chính trị mac lênin chương 2Read less
kinh tế chính trị mac lênin chương 2Read less
Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành nộp hồ sơ hải quan Bước 2: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan
Doanh nghiệp khập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tiến hành nhập khẩu với thủ tục hải quan y như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại. Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất
- Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch
- Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định
- Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật
- Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Căn cứ Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;
b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;
c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;
d) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP)
Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hoá tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp.
Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang ước đạt 15.777 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2020; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 159,7 triệu USD, tăng 34,2%; tổng mức bán lẻ đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 8,8%.
Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở đã chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu để tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiến hành xét chọn và đề nghị Bộ Công Thương công nhận danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 cho Công ty cổ phần Chè Long Phú.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng Dự thảo báo cáo trình UBND tỉnh về kết quả thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Kết quả triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Tình hình thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Sản xuất gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Công Thương đã chỉ đạo các trung tâm thương mại, siêu thị và các doanh nghiệp hoạt động thương mại chủ động, tích cực trong thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường, cung - cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên thị trường được giữ ổn định. Do vậy, tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, lượng trao đổi, mua bán được duy trì, nguồn hàng cung ứng ra thị trường được đảm bảo nên không có sự biến động lớn về giá cả.
Đặc biệt, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và triển khai kế hoạch về hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm nông sản của tỉnh trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tổ chức phát động “Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang” năm 2021 và các hoạt động hưởng ứng. Tham gia ký kết chương trình phối hợp giữa Sở Công Thương với Sở Nông nghiệp và PTNT sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.
Cùng với đó, Sở đã tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ cải thiện hiệu quả logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển logistics quốc gia. Thông tin kịp thời đến các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh về các chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Bộ Công Thương và các thông tin liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7 (1-15/7), tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 16,26 tỷ USD. Trong đó có 4 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; hàng dệt may.
Xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng khả quan
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 7, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến 15/7 lên con số 207,25 tỷ USD, tăng 15,19% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 27,33 tỷ USD).
Chiều ngược lại, nửa đầu tháng 7, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 16,43 tỷ USD.
Hai nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong kỳ này là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 195,37 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng 29,37 tỷ USD).
Như vậy, từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD, tăng 56,7 tỷ USD so với cùng kỳ 2023.
Nửa đầu tháng 7, cả nước nhập siêu nhẹ, nhưng tính chung từ đầu năm đến 15/7, nước ta vẫn xuất siêu 11,88 tỷ USD.
Hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay có nhiều tín hiệu khởi sắc. Trong năm 2024, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 377 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023, cán cân thương mại thặng dư dự kiến khoảng 15 tỷ USD.
Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đang có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tốt. Chưa kể, kinh tế, thương mại toàn cầu đang trên đà hồi phục và tăng trưởng tốt hơn vào năm 2025. Theo WTO (tháng 04/2024), khối lượng thương mại hàng hóa thế giới tăng trưởng 2,6% năm 2024 và 3,3% năm 2025. Xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong nửa cuối năm 2024 (nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý III/2024). Giá nhóm hàng lương thực có thể tiếp tục tăng và giữ ở mức cao, thuận lợi cho xuất khẩu nông sản.
Song song với đó, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất được đẩy mạnh trong những tháng gần đây cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng hóa thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao.
Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương xác định: Theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới. Đồng thời, tiếp tục kịp thời thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường; duy trì đều đặn các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Ngoài ra, chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các khu vực thị trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bộ Công Thương cũng nỗ lực khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đẩy nhanh đàm phán, ký kết các FTA, liên kết kinh tế mới để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu; phát triển dịch vụ logistics; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu.