Ngày Lương Thực Thế Giới 2024

Ngày Lương Thực Thế Giới 2024

Ngày Môi trường thế giới là ngày bảo vệ môi trường, có tên tiếng Anh là World Environment Day, đây là ngày mà toàn thể người dân trên thế giới cùng tham gia vào các hoạt động khác nhau do UNEP (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) tổ chức nhằm bảo vệ và chăm sóc cho môi trường Trái đất. Đây cũng là ngày để nâng cao nhận thức của con người về sự biến đổi khí hậu, ý thức về vai trò của bản thân trong vòng tuần hoàn của sự sống, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Ngày Môi trường thế giới là ngày bảo vệ môi trường, có tên tiếng Anh là World Environment Day, đây là ngày mà toàn thể người dân trên thế giới cùng tham gia vào các hoạt động khác nhau do UNEP (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) tổ chức nhằm bảo vệ và chăm sóc cho môi trường Trái đất. Đây cũng là ngày để nâng cao nhận thức của con người về sự biến đổi khí hậu, ý thức về vai trò của bản thân trong vòng tuần hoàn của sự sống, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Vì sao Ngày Môi trường Thế giới ra đời?

Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.

Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người & Môi trường tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển từ 5 - 6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.

Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5/6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới.

Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảovệ môi trường.

Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.

Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP tạo ra bầu không khí cho sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và logo sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường Thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/

Lương bình quân là thước đo tình hình tài chính của người dân một quốc gia. Con số này càng cao, họ càng được lợi do có nhiều tiền hơn để chi tiêu và tiết kiệm. Tuy còn nhiều yếu tố phải cân nhắc, như thuế, chi phí sinh hoạt, an ninh, phúc lợi, 10 quốc gia sau đây chắc chắn là sự lựa chọn định cư an toàn cho mỗi người dân.

Lương bình quân năm: 42.050 USD

Mỹ là quốc gia quyền lực nhất thế giới với tài chính và tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và năng suất lao động tại đây cũng thuộc top đầu. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới. Người dân nước này có mức lương trung bình 54.450 USD và lương khả dụng 42.050 USD, cao hơn năm ngoái 242 USD.

Lương bình quân năm: 41.170 USD

Ireland là nền kinh tế tri thức với các ngành dịch vụ và công nghiệp công nghệ cao. Lực lượng lao động ở đây có dân trí tương đối cao. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng khá thấp. Với lương trung bình năm 50.764 USD và mức thuế phí thấp nhất châu Âu - 18,9%, lương khả dụng tại đây năm nay tăng 531 USD so với năm ngoái.

Lương bình quân năm: 37.997 USD

Tài chính và ngân hàng đóng góp phần lớn vào GDP nước này. Đây cũng là nơi tập hợp các quỹ đầu tư lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Từng nổi tiếng với thép, Thụy Sĩ hiện đã chuyển sang sản xuất hóa phẩm và cao su. Thu nhập bình quân năm của người dân nước này là 52.847 USD, cao hơn cả Ireland. Tuy nhiên, sau khi trừ thuế phí 28,1%, lương khả dụng chỉ còn khoảng 38.000 USD, giảm gần 1.500 USD so với năm ngoái.

Lương bình quân năm: 35.471 USD

Quốc gia này hoạt động mạnh trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, hóa phẩm và các nhạc cụ xa xỉ. Kinh tế Thụy Sĩ cũng phụ thuộc nhiều vào ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và các tổ chức quốc tế. Thu nhập bình quân năm là 50.242 USD, còn thu nhập khả dụng giảm 50 USD so với năm ngoái.

Lương bình quân năm: 34.952 USD

Australia chú trọng xuất khẩu hàng hóa trong 10 năm trở lại đây. Việc này đã cải thiện đáng kể cán cân thương mại của họ. Nước này đạt thu nhập bình quân năm 44.493 USD. Thu nhập khả dụng tăng 800 USD lên 34.952 USD năm nay.

Lương bình quân năm: 33.513 USD

Dịch vụ chiếm gần 75% GDP của Anh. Nước này cũng là điểm du lịch lớn thứ 6 và trung tâm tài chính lớn thứ hai trên thế giới. Thu nhập bình quân của người Anh là 44.743 USD một năm. Thu nhập khả dụng là hơn 33.000 USD, giảm 1.272 so với năm ngoái.

Lương bình quân năm: 32.662 USD

Canada là một trong số ít những quốc gia phát triển xuất khẩu ròng năng lượng do có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Họ cũng sở hữu các mỏ dầu lớn nhì thế giới, chỉ sau Ảrập Xêút. Ngoài ra, quốc gia Bắc Mỹ này còn là nhà sản xuất chính các sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản. Thu nhập bình quân năm là 42.253. Thu nhập khả dụng là 32.662, giảm 648 USD so với năm ngoái.

Lương bình quân năm: 31.101 USD

Na Uy giàu tài nguyên dầu mỏ, thủy điện, thủy sản, lâm sản và khoáng sản. Nước này còn có hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí, tỷ lệ thất nghiệp thấp và năng suất lao động cao. Phần lớn các lĩnh vực chủ chốt trong nước đều do Chính phủ kiểm soát. Thu nhập bình quân năm là 43.990 USD, trừ thuế phí còn hơn 31.000 USD, tăng 913 USD so với năm ngoái.

Lương bình quân năm: 31.051 USD

Hàn Quốc là nước có xếp hạng cao nhất của châu Á trong danh sách này. Đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ đầu thập niên 60 đến thập niên 90. Hàn Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 6 và nhập khẩu thứ 10 thế giới, do kinh tế phụ thuộc phần lớn vào ngoại thương. Đây cũng là nước sản xuất năng lượng nguyên tử nhiều thứ 5 thế giới, tạo ra 45% điện năng trong nước. Thu nhập bình quân của người dân nước này là 35.046 USD một năm, trừ thuế phí 12,3%. Lương khả dụng tại đây tăng 1.341 USD so với năm ngoái.

Lương bình quân năm: 29.269 USD

Thu nhập bình quân năm của người dân nước này là 47.056 USD. Sau khi trừ các khoản thuế phí lên tới 37,8%, thu nhập khả dụng của họ vẫn đạt gần 30.000 USD. Thực phẩm, thiết bị điện, du lịch, máy móc và hóa phẩm là các lĩnh vực thống trị nền kinh tế nước này. Hà Lan sở hữu cảng biển lớn nhất châu Âu tại Rotterdam, có vị trí chiến lược do nằm gần Anh và Đức.

Luxembourg trả lương giáo viên cao nhất, trong khi ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam đứng cuối trong một nghiên cứu về lương trung bình nghề này so với GDP bình quân.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa lương của giáo viên là tổng tiền lương trung bình theo thang lương chính thức, trước khi trừ thuế.

Dữ liệu gần đây nhất của tổ chức này cho thấy Luxembourg đứng đầu bảng, là nước trả lương cho giáo viên cao nhất. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng nằm trong nhóm những quốc gia có lương giáo viên cao.

Giáo viên tiểu học có 15 năm kinh nghiệm ở Luxembourg được trả lương trung bình 101.000 USD mỗi năm (khoảng 2,3 tỷ đồng). Các đồng nghiệp Mỹ có mức lương gần 62.100 USD, sau Đức, Canada, Hà Lan, Australia và Ireland. Giáo viên trung học có kinh nghiệm tương tự nhận được nhiều hơn một chút, khoảng 109.200 USD ở Luxembourg và 65.200 USD ở Mỹ.

Giáo viên trung học ở thành phố Seoul, Hàn Quốc, giảng bài trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, hôm 9/4/2020. Ảnh: AP

Trước đó, năm 2019, ValueChampion, trang phân tích tài chính nổi tiếng có trụ sở tại Singapore, thực hiện một nghiên cứu về lương trung bình của giáo viên phổ thông hoặc trung học ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ, Pháp).

Dữ liệu đến từ các trang liên quan đến nghề nghiệp như Glassdoor, Jobsalary và Payscale cùng báo cáo tin tức, nghiên cứu do OECD, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) và quỹ từ thiện Varkey Foundation thực hiện. Đối với GDP bình quân đầu người, ValueChampion dựa vào dữ liệu của IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế).

Một con số đơn giản về thu nhập không hoàn toàn phản ánh được lương của giáo viên so với phần còn lại của xã hội. Do đó, ValueChampion đã so sánh lương giáo viên trung bình với GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia.

Dựa vào kết quả này thì Hàn Quốc đang là nước có chính sách chi trả cho giáo viên tốt nhất ở châu Á. Trung bình một giáo viên trung học Hàn kiếm được 54.740 USD mỗi năm, tương đương 175% GDP bình quân đầu người của cả nước.

Giáo viên ở Ấn Độ nhận được 3.500-5.000 USD mỗi năm. Giáo viên tại các trường công lập nước này kiếm được nhiều hơn, khoảng 8.000 USD. Con số có vẻ thấp so với các quốc gia khác, nhưng vẫn cao gấp 1,73 GDP bình quân đầu người của nước này.

Việt Nam đứng cuối về thu nhập của giáo viên trung học phổ thông, tính theo GDP bình quân đầu người, trong nghiên cứu do ValueChampion thực hiện. Các nước và vùng lãnh thổ trong biểu đồ (từ trái sang): Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, New Zealand, Australia, Macao, Hong Kong, Indonesia, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Singapore, Trung Quốc và Việt Nam.

Thái Lan xếp thứ ba, khoảng 12.000 USD mỗi năm, gấp 1,7 lần GDP trên bình quân đầu người. Thái Lan đã có một loạt cải cách giáo dục trong thập kỷ qua và mức lương này có thể phản ánh phần nào nỗ lực đó.

Tuy nhiên, theo Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu của UNESCO, hệ thống giáo dục của Thái Lan vẫn đối mặt với một số thách thức lớn như tỷ lệ hoàn thành giáo dục trung học cơ sở là 85%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra ba quốc gia có mức lương giáo viên thấp. Việt Nam xếp cuối, với lương trung bình gần 1.800 USD một năm, tương đương 70% GDP bình quân đầu người của cả nước.

Trong khi đó, bất chấp thành công trong lĩnh vực học thuật khi thường đào tạo ra những học sinh đứng đầu thế giới về các cuộc thi toán và khoa học, giáo viên Trung Quốc chỉ kiếm được hơn 7.000 USD một năm, khoảng 76% GDP bình quân đầu người.

Singapore được biết đến là quốc gia thành công trong giáo dục nhưng giáo viên của họ kiếm được xấp xỉ 80% GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, họ đang nhận được thu nhập tương đối cao xét về con số tuyệt đối, trung bình 50.331 USD, theo Chỉ số Tình trạng Giáo viên Toàn cầu của Quỹ Varkey 2018.

Bình Minh (Theo OECD, CNBC, ValueChampion)