So với cùng kỳ, GDP Thái Lan đã tăng 1,9% trong quý cuối cùng, cũng cao hơn mức dự báo. Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,6% trong cả năm 2021.
So với cùng kỳ, GDP Thái Lan đã tăng 1,9% trong quý cuối cùng, cũng cao hơn mức dự báo. Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,6% trong cả năm 2021.
Nói về khu vực miền Trung - Tây Nguyên, quyền Chủ tịch nước đánh giá thời gian qua các tỉnh trong khu vực này đã vươn lên mạnh mẽ, dù xuất phát điểm khó khăn, đầy thách thức. Các địa phương đã tìm ra hướng đi, giải pháp vượt lên để theo kịp sự phát triển chung của cả nước và đóng góp quan trọng cho đất nước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ nâng cao, tạo điểm sáng trong khu vực. Nhiều địa phương phát hiện các lợi thế mới như công nghiệp tái tạo, kinh tế biển, logistics.
Quyền Chủ tịch nước chúc mừng các kết quả đã đạt được và chia sẻ khó khăn, vất vả các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã trải qua.
Lãnh đạo các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên ký kết giao ước thi đua năm 2024 - Ảnh: TẤN LỰC
Theo UBND tỉnh Bình Định, cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, trong năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều tỉnh trong cụm đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng trưởng bình quân các tỉnh đạt 5,16%, một số tỉnh có mức tăng trưởng nổi bật như Đắk Lắk, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Thu ngân sách nhiều tỉnh tăng so với dự toán được giao. Tổng thu ngân sách bình quân các tỉnh trong cụm đạt 12.353 tỉ đồng, chiếm 7% tổng thu ngân sách cả nước.
Trên toàn khu vực, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được duy trì. Tỉ lệ trường chuẩn quốc gia bình quân các tỉnh trong cụm đạt 115,5% kế hoạch.
Tỉ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế tiếp tục tăng, số bệnh viện, cơ sở y tế tự chủ tài chính ngày càng tăng. Chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ của đội ngũ y tế công lập được nâng lên.
Bên cạnh đó, các tỉnh hoàn thành tốt chỉ tiêu giải quyết việc làm, bình quân các tỉnh trong cụm giải quyết việc làm cho hơn 20.000 người, giảm nghèo bền vững.
Thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 trong số 11 nước Đông Nam Á và thứ 130 trên 195 nước được Ngân hàng Thế giới thống kê, xếp hạng, theo số liệu vừa được ngân hàng này cập nhật vào đầu tháng 7.
Bộ Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) được Ngân hàng Thế giới cập nhật hôm 1/7 cho thấy GNI đầu người của Việt Nam vào năm 2021 là 3.560 đô la. Chỉ so với các nước trong cùng khu vực, con số của Việt Nam chỉ bằng gần 1 phần 18 của Singapore, 64.010 đô la. GNI đầu người của đảo quốc có quy mô một thành phố này đạt vị trí cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới.
Lần lượt đứng thứ hai và thứ ba ở Đông Nam Á là Brunei và Malaysia với các con số tương ứng là 31.510 và 10.930 đô la, cao hơn Việt Nam gấp khoảng 9 lần và 3 lần. Hai nước kể trên lần lượt đứng thứ 33 và 70 trên thế giới.
Ba nước khác thuộc khối ASEAN đứng trên Việt Nam là Thái Lan, với 7.260 đô la/người, đứng thứ 88 trên thế giới; Indonesia, 4.140 đô la, vị trí 119; và Philippines, 3.640 đô la, vị trí 128.
Các nước cùng khu vực có GNI đầu người thấp hơn Việt Nam là Lào, Timor Leste, Campuchia và Myanmar.
Một số cường quốc gắn liền với khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thứ hạng như sau: Mỹ đứng thứ 7 trên thế giới, Nhật Bản, 28; Hàn Quốc, 32; Trung Quốc, 68 và Nga, 69.
Nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thứ bậc về GNI đầu người của Việt Nam được cải thiện một chút, bộ chỉ số của Ngân hàng Thế giới cho hay. Với cách tính này, Việt Nam giữ vị trí 115 trên thế giới và đứng thứ 6 trong khu vực, lần lượt thấp hơn các nước Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Trong khi đó, quy đổi theo PPP, GNI đầu người của Singapore là hơn 102.000 đô la, đứng số 1 thế giới, cao gấp hơn 9 lần con số 11.040 đô la/người của Việt Nam.
Mặc dù chưa lọt vào nửa trên trong nhóm các nước Đông Nam Á, song số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy các chỉ số của Việt Nam đã tiến thêm được 2 bậc trên bình diện toàn cầu, trong khi các nước ASEAN - chỉ trừ Singapore - đều tụt vài bậc.
Bộ chỉ số WDI của Ngân hàng Thế giới tập hợp các chỉ số phát triển quan trọng, lấy thông tin từ các nguồn quốc tế được công nhận chính thức, và nó thể hiện dữ liệu cập nhật nhất và chính xác nhất có thể có được về tình hình phát triển toàn cầu.
Các số liệu mới cập nhật cho thấy GNI đầu người của Việt Nam, theo cách tính thông thường, đạt mức cao hơn một chút so với ngưỡng thu nhập trung bình thấp của thế giới (2.485 đô la), nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với ngưỡng thu nhập trung bình cao (10.363 đô la).
Điều này cũng vẫn đúng ngay cả khi tính theo PPP. Ngưỡng thu nhập trung bình thấp của thế giới theo PPP là 7.910 đô la, còn ngưỡng thu nhập trung bình cao là 19.962 đô la.
So sánh với toàn vùng Đông Á-Thái Bình Dương, GNI đầu người của Việt Nam chưa bằng 1 phần 3 mức trung bình của khu vực là 12.740 đô la, theo cách tính thông thường; và bằng gần một nửa của mức 20.195 đô la, theo quy đổi PPP.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2021 là hơn 362,6 tỷ đô la, đứng thứ 39 trong số 207 nền kinh tế, vẫn theo Ngân hàng Thế giới. Nếu tính theo PPP, GDP Việt Nam đứng thứ 25 trong số 195 nước và vùng lãnh thổ.
Gần thời điểm Ngân hàng Thế giới cập nhật thông tin về GDP và GNI, tạp chí CEOWORLD có trụ sở chính ở New York, Mỹ, đưa ra bảng xếp hạng về chất lượng sống trên thế giới, theo đó, Việt Nam đứng thứ 62 trên bình diện toàn cầu và đứng thứ 7 trong khối ASEAN.
Bảng xếp hạng mang tên “Những nước tốt nhất thế giới về chất lượng cuộc sống, 2021”, được công bố hôm 20/6, cho thấy trong số các nước Đông Nam Á, Singapore đứng đầu, tiếp theo là Thái Lan, Philippines, Malaysia, Brunei, và Indonesia.
Mặc dù còn thấp so với đa số các nước láng giềng, song với vị trí 62, chất lượng sống của Việt Nam có thứ hạng cao hơn 103 nước khác, bao gồm Myanmar, Campuchia, và Timor Leste ở Đông Nam Á. Bảng xếp hạng của CEOWORLD không nêu tên Lào.
Tại hội nghị, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân - phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương - cho hay năm vừa qua đất nước gặp nhiều khó khăn do bối cảnh chung của thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, đất nước cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện.
Theo đó, Việt Nam hiện là điểm sáng trong phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, được các quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao. Nước ta đứng thứ 35 về quy mô kinh tế và nằm trong top 40 nước có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô kinh tế 435 tỉ USD.
Chúng ta cũng nằm trong top 20 nước về thu hút đầu tư nước ngoài và top 20 về kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới. Với độ mở nền kinh tế cao, đạt gần 200% so với quy mô GDP, Việt Nam là nền kinh tế năng động trong ASEAN.
Theo quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, với chính sách đối ngoại linh hoạt trong bối cảnh chung đầy khó khăn, Việt Nam đã giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài.