Liệu Liên Xô Có Trở Lại

Liệu Liên Xô Có Trở Lại

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP).

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP).

Bóng ma Liên Xô khó thể quay lại

Cũng về nước Nga, nhà địa chính trị học Cyrille Bret đặt câu hỏi trên Les Echos « Liên Xô sẽ quay lại chăng ? ». Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Vladimir Putin vẫn mơ làm dựng dậy bóng ma xưa cũ.

Đưa quân sang Kazakhstan ngay đầu năm 2022, can thiệp vào xung đột Armenia-Azerbaidjan năm 2021, tái lập liên minh với Belarus năm 2020, tấn công Ukraina từ 2014…Liên bang Nga lại đầu tư vào quân sự, kinh tế tại nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Tình trạng căng thẳng được Nga duy trì khắp nơi : Baltic, Hắc Hải, Kapkaz…Tuy nhiên theo tác giả, Liên Xô không thể hồi sinh.

Trước hết, Liên bang Nga không có nguồn lực kinh tế, quân sự và chính trị như Liên bang Xô viết. Hoàn toàn lệ thuộc vào xuất khẩu dầu khí, khoáng vật và công nghệ quân sự, Nga không nắm được vận mệnh kinh tế của mình, dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc giá cả và trừng phạt. Dân số giảm làm tăng trưởng đi xuống, và quản lý nhà nước khiến khu vực tư nhân bị trói tay.

Nga không còn khả năng phố biến ý thức hệ như Liên Xô cũ. Nói cách khác, không có Mác Lênin, kinh tế kế hoạch hóa và phi thực dân hóa, Nga không thể nói chuyện với thế giới như hồi thập niên 60,70. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang chen vào sân sau của Nga với Con đường tơ lụa mới, lấn lướt với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và sự hiện diện cùng khắp về thương mại.

Ukraina, khủng hoảng đầu tiên trong cuộc chiến tranh lạnh mới

Cuối cùng, một trong những chiếc chìa khóa của quan hệ Nga-Trung là lịch trình hành động. Không phải ngay ngày mai Trung Quốc tấn công Đài Loan, vì rủi ro quá lớn, giá trị chiến lược của hòn đảo đối với Mỹ và các đồng minh rõ ràng lớn hơn rất nhiều so với Ukraina. Vài năm nữa, quân đội đủ mạnh để đối đầu với Hoa Kỳ thì Bắc Kinh mới ra tay. Ngược lại Vladimir Putin đã từng dùng đến sức mạnh quân sự ở châu Âu (Gruzia, Crimée, Donbass), ông ta không muốn kết thúc sự nghiệp trong một cuộc chiến đóng băng, nhưng đặt nước Nga trở lại vị trí trung tâm.

Tập Cận Bình có thời gian rình mồi, tổng thống Nga thì cần ra tay khẩn cấp. Putin muốn dựa vào đồng minh cơ hội là Trung Quốc trong thời điểm thuận lợi này, trước khi Nga xuống dốc. Về phía Bắc Kinh, nhờ Nga giương oai giễu võ với Ukraina nên Mỹ phải phân tâm, không dốc toàn lực để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. Về lâu về dài, Nga hung hăng về quân sự là một đồng minh có lợi cho Trung Quốc, nhưng bị cô lập nhiều hơn, và lệ thuộc vào Bắc Kinh nhiều hơn.

Người thiệt thòi trong sự leo thang này là châu Âu, và Ukraina là khủng hoảng đầu tiên của cuộc chiến tranh lạnh mới, xảy ra tại châu nhưng châu Á mới là trọng tâm được chú ý. Trong khi đó Liên Hiệp Châu Âu vẫn có trong tay những vũ khí đáng kể, như trừng phạt thương mại Nga. Với Trung Quốc, thị trường châu Âu rất quan trọng nên có thể làm áp lực để đối thoại. Trước mắt, trong cuộc chiến mới này, châu Âu cần ưu tiên cho quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Với một niềm tin : cặp Nga-Trung không bao giờ có được sức mạnh của một Liên minh Bắc Đại Tây Dương vững chắc.

Ghép tim heo cho người : Thành công ngoạn mục của y học

Trên lãnh vực y tế, sự kiện lần đầu tiên ghép tim heo cho người được các báo coi là một thành công tuyệt vời của khoa học. David Bennett, người đàn ông Mỹ 57 tuổi bị thiểu năng tim ở giai đoạn cuối và rối loạn nhịp tim, không thể ghép tạng một cách bình thường và cũng không dùng được hệ thống bơm tim nhân tạo. Nếu để yên trong tình trạng hiện nay, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong, nên rốt cuộc FDA đã cho phép phẫu thuật. Người bệnh vẫn sống 72 tiếng đồng hồ sau cuộc giải phẫu với trái tim hoạt động được, có nghĩa là bộ phận mới không bị thải loại – nguy cơ lớn nhất khi ghép tạng.

Giáo sư John de Vos giải thích trên Le Figaro, có tất cả 10 gien được biến đổi trong số 20.000 gien của con heo, được thực hiện từ trong giai đoạn phôi thai và mang tính di truyền. Từ khi có được công nghệ Crispr-Cas9, việc chuyển đổi gien trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bác sĩ Benoit Averland nói với Le Monde, đó là một loại « kéo ADN » vô cùng chính xác.

Trong số 10 gien trên, có 3 gien bị làm cho bất hoạt để trái tim không bị cơ thể người nhận thải loại lập tức vì là những gien đóng góp vào việc sản sinh ra chất đường cho loài vật, bị cơ thể người nhận ra ngay. Sáu gien người khác được cấy vào, và gien thứ mười bị loại ra để tránh tế bào tim phát triển quá nhanh, phù hợp hơn với cơ thể con người. Nếu bệnh nhân vẫn sống tiếp vài tháng nữa mà không có phản ứng thải loại, dù các loại thuốc làm hệ thống miễn dịch yếu đi, cuộc phẫu thuật coi như thành công hoàn toàn. Ông Gille Blancho, giám đốc Viện ghép tạng ở Nantes nhắc nhở, chúng ta đang chập chững bước đầu tiên của cuộc phiêu lưu. Vụ ghép tạng đầu tiên diễn ra trong thập niên 50, và mãi đến thập niên 80 mới thực sự cải thiện.

Tuy nhiên, nước Nga ngày nay, hay Liên Xô trước đây có lẽ là điểm dừng chân đặc biệt để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện và củng cố vững chắc hơn những luận điểm cơ bản trong con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là bước chuyển căn bản trong lịch sử thế giới, đem đến cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới hy vọng mới để giải phóng dân tộc mình.

Chính vì vậy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngày 30/6/1923, sau khi vượt qua nhiều khó khăn, đã đặt chân được tới mảnh đất Nga, đặt chân đến thành phố Petrograd, nay là thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga. Thời điểm đó từ Pháp đi Liên Xô là việc cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với người dân thuộc địa của Pháp. Do chính quyền Pháp vẫn duy trì chính sách thù địch với nhà nước Xô viết non trẻ nên từ Paris đến Moskva chỉ có một con đường là qua nước Đức, cường quốc duy nhất lúc đó thiết lập mối quan hệ bình thường với Liên Xô.

Tại Viện Lưu trữ lịch sử chính trị - xã hội quốc gia Nga (RGASPI) ở thủ đô Moskva còn lưu giữ tấm thị thực nhập cảnh lần đầu tiên vào nước Nga do đại diện Cộng hòa XHCN Liên bang Xô viết Nga cấp cho Bác dưới cái tên Cheng Vang, nghề nghiệp thợ chụp ảnh, vào ngày 25/6/1923. Bằng tấm thị thực này, Nguyễn Ái Quốc đã được đưa xuống chiếc tàu biển mang tên nhà cách mạng Karl Liebknecht để rời cảng Hamburg đến cảng Petrograd của Liên Xô và sau đó một thời gian Người lên xe lửa đi Moskva.

Nhân 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, các phóng viên Việt Nam công tác tại LB Nga đã quyết định đi tìm bến cảng, nơi lần đầu Bác đặt chân đến ở St. Petersburg, nơi ghi dấu sự kiện Bác Hồ lần đầu đến Liên Xô. Để làm được điều ý nghĩa này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của chính quyền thành phố, cụ thể là Ủy ban Đối ngoại thành phố St. Petersburg.

Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg, ông Vyacheslav Kalganov, người trực tiếp tổ chức chuyến canô đưa các phóng viên chúng tôi đến bến cảng nơi Bác cập bến Petrograd, cho biết: “Những người bạn Việt Nam đề nghị chúng tôi tìm địa điểm nơi mà trên con tàu Karl Liebknecht, Hồ Chủ tịch - lúc đó là Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đến St. Petersburg. Đây quả là một bài toán khó vì chúng tôi không biết tường tận năm 1923 Hồ Chủ tịch đến bến cảng nào, do vào thời điểm đó nội chiến ở Nga vừa kết thúc, Cộng hòa Xô viết vẫn chưa được công nhận và mối quan hệ với thế giới bên ngoài rất ít ỏi”.

Quả thực sau gần 100 năm, sứ mệnh này không hề đơn giản, song nhờ mối quan hệ tốt với nhà chức trách địa phương, ông Kalganov đã tìm đến với bạn mình là ông Petr Parinov, Giám đốc Cảng vụ St. Petersburg. Dù như vậy thì việc tìm ra bến cảng trong thời gian ngắn vẫn khó khăn vì cụm cảng St. Petersburg rất rộng lớn, với 33 cầu cảng, diện tích mặt nước quản lý lên tới 600 km2. Cũng cần biết thêm, để xin cho ca nô được đi đến bến cảng đó thôi cũng cần được sự cho phép của nhiều cơ quan chức năng quản lý, chứ chưa nói đến việc có thể đặt chân lên cầu cảng.

Theo ông Aleksandr Morozov, chuyên viên Cảng vụ St. Petersburg, người trực tiếp cùng ông Kalganov đưa chúng tôi đến thăm cảng, Bác Hồ đã đến cảng St. Petersburg xuất phát từ con tàu Karl Liebknecht. Tra cứu trong hệ thống dữ liệu đăng kiểm, họ thu được ảnh, xác định lai lịch con tàu và biết rằng con tàu này ban đầu có chức năng chở hàng, sau đó kiêm cả chức năng chở khách.

Thử tìm qua Internet, chúng tôi cũng thấy tàu Liebknecht đóng tại nhà máy đóng tàu Howaldtswerke của Đức, hạ thủy ngày 19/2/1900, đóng xong ngày 25/4/1900, với công năng chở hàng. Chính nhờ xác định rõ những đặc điểm của con tàu, kết hợp với hệ thống dữ liệu cảng vụ, mới có thể phát hiện ra cầu cảng, nơi Karl Liebknecht cập bến năm 1923. Và Cảng vụ St. Petersburg đã xác định đó là cảng Vũng Gutuev, ở quận Kirov.

Khi nhóm phóng viên chúng tôi tiếp cận cảng Vũng Gutuev, một phần những công trình cũ đã được phá đi để xây mới. Bến cảng trông không có gì đặc biệt, chỉ là một cảng xếp dỡ hàng hóa thông thường nằm trong hệ thống cảng St. Petersburg khổng lồ. Ông Morozov cho biết bến cảng này được Sa hoàng Piotr Đại đế khánh thành năm 1713. Tuy nhiên, tại cảng vẫn còn những phần chưa cải tạo, ở đó chúng tôi có thể thấy cầu cảng cũ cũng như những bờ kè trước đây.

Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg Kalganov khẳng định: “Thật tiếc là theo thời gian, những công trình cũ đã bị phá đi để xây mới, song chúng ta đã tận mắt thấy bến cảng và bờ kè cũ xây dựng hơn 150 năm trước, thời kỳ trước Cách mạng Tháng Mười, mà Nguyễn Ái Quốc thời trẻ đã đến và thấy”. Ông cũng bày tỏ “trái tim tôi cảm thấy rung động bởi chúng tôi cảm nhận được những gian khổ khi Nguyễn Ái Quốc từ Paris đến Hamburg để từ đó đến Petrograd. Và chúng ta đã có thêm một bước tiến nữa để xác định địa điểm tưởng nhớ Người”.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Kalganov cũng kể thêm một câu chuyên cảm động. Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg cho biết ông lần đầu biết đến sự kiện Bác Hồ ngày 30/6/1923 đặt chân tới Petrograd là khi đọc sách về tiểu sử Hồ Chủ tịch để chuẩn bị cho cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Khi đó là tháng 10/2017. Trong cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Kalganov đã đề xuất cùng tổ chức sự kiện kỷ niệm 95 năm ngày Bác Hồ lần đầu đến St. Petersburg vào năm sau đó. Ông kể: “Bà Kim Ngân nhìn tôi với đôi mắt quan tâm và chấp nhận đề nghị của tôi.

Tôi đề xuất tiến hành sự kiện này, liên hệ với Thành phố Hồ Chí Minh của các bạn và thế là dự án đầu tiên của Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg với tên gọi ‘Kỷ niệm 95 năm ngày Nguyễn Ái Quốc đến Petrograd’ ra đời”. Chính nhờ dự án này, đoàn đại biểu đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, khi đó là Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh đã thăm St. Petersburg vào dịp 19/5/2018. Và đến dịp 30/6/2018, một đoàn đại biểu St. Petersburg đã đi thăm Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Kalganov cũng lần đầu tiên được đến thăm nước Việt Nam anh em. Ông Kalganov chia sẻ tiếp: “Đến nay, chúng tôi đã thực hiện dự án thứ  tư với Việt Nam ‘Hai thế kỷ hữu nghị, hai thập kỷ hợp tác’, và chúng tôi đang nghĩ xem dự án thứ năm sẽ là gì…sau đó sẽ đến dự án thứ sáu … Ông bộc bạch: "Nhìn chung hy vọng mối quan hệ hữu nghị của chúng ta sẽ được tăng cường và con cháu chúng ta cũng sẽ thân tình với nhau giống như chúng ta hiện nay”.

Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg cũng bày tỏ ý định sẽ tiếp tục tìm địa điểm Bác Hồ đã lưu lại ở St. Petersburg, “có tin nói Người đã sống 1 tuần, có tin nói Người đã sống ở đây 2 tháng” vì “chúng tôi rất quan tâm tới việc này”.

Thời tiết cũng ủng hộ chúng tôi trong hành trình tìm nơi Bác lần đầu đặt chân lên mảnh đất Xô viết khi trời nắng đẹp suốt chuyến đi trên sông Neva, dù cho một ngày trước và sáng hôm đó trời mưa tầm tã. Bởi vậy, dù chưa thể trực tiếp đặt chân lên cầu cảng nơi Bác lần đầu tiên tới Nga, do phải được cơ quan chức năng cho phép, song tất cả chúng tôi đều cảm thấy xúc động và tự hào.