Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận, trong năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tính theo USD – PPP đạt 8.150 USD.
Chỉ số thu nhập được tính từ GNI theo sức mua tương đương bình quân đầu người. Đối với số liệu trên, WB đã sử dụng sức mua tương đương tính bằng USD hiện hành (USD – PPP).
Trước đó, năm 2011, theo WB, GNI bình quân đầu người của Việt Nam là 4.330 USD – PPP, đến năm 2015 là 5.720 USD – PPP.
Như vậy, GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đã tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Trong suốt quãng thời gian đó, trung bình mỗi năm GNI bình quân đầu người tăng 7%. Năm tăng mạnh nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011. Năm tăng ít nhất trong giai đoạn này là năm 2020, khi chỉ tăng 4% do Covid-19.
Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng GNI bình quân đầu người Việt Nam năm 2017 chỉ tương đương 30% mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á, sang năm 2018 bằng 33,3% và đến năm 2019 bằng 34,9%.
Báo cáo Chỉ số phát triển con người của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số thu nhập Việt Nam năm 2016 đạt 0,624, năm 2017 đạt 0,634, tăng 1,6%.
Năm 2018, chỉ số thu nhập của Việt Nam đạt 0,648, năm 2019 đạt 0,659. Đến năm 2020, chỉ số thu nhập đạt 0,664, tăng 0,76% so với năm trước đó.
đã tăng 6,4%, trung bình mỗi năm tăng gần 1,6%, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng bình quân chung của các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, dù có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, chỉ số thu nhập năm 2017 của Việt Nam chỉ bằng 87,8% chỉ số thu nhập bình quân chung của khu vực, năm 2018 bằng 89,3% và năm 2019 bằng 89,9%.
Theo thông tin trên báo Tổ quốc, trong nhóm ASEAN-6, GNI bình quân đầu người năm 2020 của Singapore đạt gần 90.000 USD – PPP, gấp 10,6 lần GNI bình quân đầu người của Việt Nam.
GNI bình quân đầu người của Malaysia đạt 27.360 USD – PPP, gấp 3,3 lần Việt Nam. GNI bình quân đầu người của Thái Lan đạt 17.710 USD – PPP, gấp 2,17 lần Việt Nam.
GNI bình quân đầu người của Indonesia đạt 11.750 USD – PPP, gấp 1,44 lần Việt Nam. GNI bình quân đầu người của Philippines đạt 9.040 USD – PPP, gấp 1,12 lần Việt Nam.
Với những số liệu trên, WB xếp Việt Nam và Philippines vào nhóm thu nhập trung bình thấp, các nước Malaysia, Thái Lan và Indonesia nằm ở nhóm thu nhập trung bình cao. Chỉ riêng Singapore thuộc nhóm có thu nhập cao.
Như đã biết, năm 2021 Việt Nam có quy mô GDP đạt khoảng 368 tỷ USD, xếp thứ 41 trên thế giới.
Việt Nam là nước có độ mở kinh tế cao. Hiện nay,
với 189/193 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 224 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đề cập tại Báo cáo Đánh giá cập nhật Quốc gia Việt Nam 2021, hoạt động định kỳ 5 năm một lần của Ngân hàng Thế giới nhận định: Việt Nam đã và đang có nhiều bước tiến trong cải cách thể chế, nhưng để hướng tới nền kinh tế có mức thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả thực thi nhiều vấn đề cải cách quan trọng.
Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Để thực hiện được mục tiêu, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trong 25 năm tới.
WB cũng cho rằng, nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19. Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện
nhưng dự kiến sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.
Thêm điểm đáng chú ý nữa là, nhờ công cuộc Đổi mới năm 1986, sau các cải cách kinh tế, Việt Nam đã phát triển từ một trong những quốc gia có thu nhập thấp trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Ngoài ra, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương, theo WB.
Từ năm 1989-2021, thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) của Việt Nam tăng hơn 13 lần, từ 210 USD (năm 1989) đạt 2.760 (năm 2021). Trong cả giai đoạn, thu nhập bình quân đầu người đạt trung bình khoảng 1.200 USD/năm, Ngân hàng Thế giới cập nhật.
Cần lưu ý rằng, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 3 nhóm, gồm: Các quốc gia có GNI/người dưới 1.035 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 1.036-4.045 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 4.046-12.535 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao và các quốc gia có GNI/người trên 12.536 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.
Ở trường hợp của Việt Nam, kể từ khi cải cách kinh tế năm 1986 đến năm 2009, Việt Nam đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Cụ thể, sau hơn 20 năm, GNI bình quân đầu người tăng hơn 5 lần, đạt 1.110 USD vào năm 2009. Từ năm 2009 đến nay, GNI bình quân đầu người tăng 2,5 lần, GNI bình quân đầu người trong cả giai đoạn đạt khoảng 1.900 USD/năm.
Trong khi đó, xét về tầm nhìn và định hướng phát triển, tại Đại hội XIII, Việt Nam đặt đã mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4.700-5.000 USD/năm.
Đồng thời, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển,
, thu nhập trung bình cao, thu nhập bình quân đầu người ước đạt khoảng 7.500 USD/năm.
Đến năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 12.535 USD/năm.
Ngân hàng quốc gia Hàn Quốc (BOK) ngày 2/6 đã công bố Tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Hàn Quốc trong năm 2022 là 32.886 USD, giảm 7,4% so với năm 2021 (35.523 USD).
Tuy nhiên, GNI lại tăng 4,5% nếu tính theo đồng won, do tỷ giá hối đoái won/USD tăng 12,9% trong năm ngoái.
GNI được tính bằng tổng thu nhập của người dân từ các nguồn trong và ngoài nước chia cho tổng dân số.
Tổng thu nhập quốc gia khả dụng theo đầu người (PGDI), chỉ số thể hiện sức mua của các hộ gia đình, trong năm 2022 đạt 18.194 USD, giảm 5,4% so với năm 2021, tính theo đồng won là tăng 6,8%.
Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế năm ngoái tăng 2,6%, giống với con số sơ bộ công bố hồi tháng 3 vừa qua.
Xét theo ngành nghề, ngành đầu tư xây dựng giảm 2,8%, đầu tư thiết bị giảm 0,9%, trong khi ngành đầu tư sản phẩm sở hữu trí tuệ, ngành dịch vụ, tiêu dùng tư nhân tăng lần lượt 5%, 4,2% và 4,1%.
GDP danh nghĩa phản ánh biến động vật giá đạt 2.161.800 tỷ won, tăng 3,9% so với năm trước đó (nhưng khi quy đổi sang đồng USD thì GDP danh nghĩa đạt 1.673,3 tỷ USD, giảm 7,9%).
Chỉ số giảm phát GDP, phản ánh tốc độ tăng giá của hàng hóa, tăng 1,3%.
Tổng tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình là 34,1%, giảm 2,4% so với năm 2021. Tổng tỷ lệ đầu tư trong nước là 32,7%, tăng 0,7%.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 7/3 cho biết Tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Hàn Quốc trong quý IV năm 2022 là 32.661 USD, giảm 7,7% so với năm 2021 (35.373 USD). Tuy nhiên, nếu tính theo tiền won thì là 42,22 triệu won, cao hơn năm trước đó 4,3%.
BOK giải thích tỷ giá hối đoái won-USD bình quân năm ngoái nhảy vọt tận 12,9%, trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa giảm 8,1%, khiến GNI thực tế trên đầu người tính theo USD giảm, nhưng GDP danh nghĩa tính theo won lại tăng 3,8%.
Hiện Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới (WB) chưa công bố thứ hạng các quốc gia trên thế giới theo tiêu chuẩn như trên, song xét theo thống kê của Chính phủ và Ngân hàng trung ương các nước thì GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc thấp hơn Đài Loan (33.565 USD). Đây cũng là lần đầu tiên sau 20 năm Seoul bị Đài Bắc vượt mặt kể từ sau năm 2002.
GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc lần đầu đạt ngưỡng 30.000 USD vào năm 2017 với 31.734 USD, sau đó tăng lên 33.564 USD vào năm 2018, rồi giảm xuống lần lượt là 32.204 USD và 32.038 USD trong năm 2019 và 2020.
Mức GNI tăng trở lại vào năm 2021 với 35.373 USD, do nền kinh tế hồi phục sau những ảnh hưởng từ dịch COVID-19 và tỷ giá hối đoái won-USD bình quân rớt xuống 3%, song đã giảm trở lại vào năm ngoái do đồng won hạ giá nhanh chóng.
Chỉ số giảm phát GDP (GDP danh nghĩa chia GDP thực tế), phản ánh tốc độ tăng giá của hàng hóa, tăng 1,2% so với năm 2021.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP dự kiến của Hàn Quốc năm 2022 đạt 2,6%, giống với báo cáo của BOK hồi tháng 1 năm nay, tỷ lệ tăng trưởng của quý IV cũng giữ nguyên là -0,4%. Tiêu dùng tư nhân trong quý IV là -0,6%, tiêu dùng của Chính phủ đạt 2,9%, giảm 0,2% so với báo cáo.
Trong khi đó, đầu tư thiết bị đạt 2,7%, xuất khẩu giảm 4,6%, nhập khẩu là -3,7%, tăng lần lượt 0,4%, 1,2%, 0,9% so với đợt báo cáo của BOK vào tháng 1.
Xét theo từng ngành nghề, tỷ lệ tăng trưởng của ngành chế tạo là -4,4%, ngành xây dựng là 2,1%, dịch vụ đạt 0,9%, nông lâm ngư nghiệp 1,2%.