Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Biên Phòng Việt Nam 2020, bộ đội Biên phòng được định nghĩa là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Biên Phòng Việt Nam 2020, bộ đội Biên phòng được định nghĩa là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
Căn cứ theo Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, lực lượng vũ trang bộ đội Biên phòng có 12 nhiệm vụ chính. Cụ thể như sau:
- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.
- Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.
- Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.
- Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.
- Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.
- Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.
- Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng được quy định tại Điều 15 Luật Biên phòng 2020 như sau:
- Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định.
- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định.
- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự.
- Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Bộ đội biên phòng là ai? Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng như thế nào? – Thùy Dương (Tây Ninh)
Bộ đội biên phòng là ai? Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng (Hình từ internet)
- Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
- Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
(Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020)
- Trường hợp 1: Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
- Trường hợp 2: Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được nổ súng quân dụng vào tàu thuyền trên biển, sông biên giới, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ;
+ Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội, vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;
+ Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.
- Trường hợp 3: Khi nổ súng theo trường hợp (2), cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào tàu thuyền; phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.
(Điều 17 Luật Biên phòng Việt Nam 2020)
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]
Đại tá Nguyễn Thái Bình - Phó Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh đã tiếp nhận bàn giao chức vụ Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh từ Đại tá Hà Học Chiến - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy BĐBP tỉnh.
Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh vừa tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh.
Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Việt Nam và Thiếu tướng Trần Văn Bừng - Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Việt Nam cùng dự hội nghị.
Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tá Hà Học Chiến - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh được nghỉ chờ hưu theo chế độ; Đại tá Nguyễn Thái Bình - Phó Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh.
Đại tá Hà Học Chiến bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy cho Đại tá Bùi Hồng Thanh - Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh và bàn giao chức vụ Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh cho Đại tá Nguyễn Thái Bình.
Tại hội nghị, Đại tá Hà Học Chiến - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh đã lần lượt bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy BĐBP Hà Tĩnh cho Đại tá Bùi Hồng Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh; bàn giao chức Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh cho Đại tá Nguyễn Thái Bình.
Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Việt Nam chúc mừng Đại tá Hà Học Chiến, Đại tá Nguyễn Thái Bình và Đại tá Nguyễn Mậu Phúc (vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh).
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn - Chính ủy BĐBP Việt Nam ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành tích, cống hiến của Đại tá Hà Học Chiến trong suốt quá trình công tác, đồng thời mong muốn đồng chí tiếp tục gắn bó, có nhiều đóng góp cho lực lượng BĐBP.
Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn cũng chúc mừng Đại tá Bùi Hồng Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh và Đại tá Nguyễn Thái Bình - Chính ủy BĐBP Hà Tĩnh vừa được bổ nhiệm, giữ chức vụ mới. Yêu cầu, trên cương vị được giao, các đồng chí không ngừng nỗ lực phấn đấu, phát huy năng lực, trí tuệ, nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, cùng tập thể Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.
Link: https://baohatinh.vn/luc-luong-vu-trang/bo-doi-bien-phong-ha-tinh-co-chinh-uy-moi/255188.htm
Đón đoàn có Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân. Tham gia đoàn còn có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng.
Thay mặt Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Quân đội nhân dân nhân kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống. Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, Báo Quân đội nhân dân là cơ quan báo chí luôn đi đầu trong tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khẳng định vị thế là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam; là cơ quan truyền thông chủ lực, đa phương tiện, định hướng dư luận xã hội. Những bài viết, tin bài trên các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân đã đi sâu, bám sát vào đời sống của bộ đội, trong đó có hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, làm ngời sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong gian khó của lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Tổ quốc.
Thời gian tới, Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn mong muốn Báo Quân đội nhân dân tiếp tục đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền về hình ảnh Bộ đội Biên phòng, sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới... Qua đó, góp phần quan trọng động viên lực lượng Bộ đội Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ và đồng bào các dân tộc nơi biên giới, tạo sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Cảm ơn tình cảm của các đồng chí trong Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ cho rằng, thời gian qua Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến của tập thể và cá nhân trong sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; Bộ đội Biên phòng tham gia củng cố, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, các mô hình giúp dân xóa đói giảm nghèo, các chương trình an sinh xã hội….
Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ mong rằng thời gian tới hai bên sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động chung, nhất là các hoạt động tuyên truyền về lực lượng Bộ đội Biên phòng đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ở nơi vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, nơi khó khăn… từ đó góp phần lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.