Cầu Cần Giờ là dự án cần làm ngay của TP HCM. Hiện tại thực tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hết động lực phát triển.
Cầu Cần Giờ là dự án cần làm ngay của TP HCM. Hiện tại thực tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hết động lực phát triển.
UBND TP.HCM đã thông qua danh mục 33 dự án và công trình giao thông trọng điểm để tập trung thực hiện trong năm 2023. Trong số này, có 20 dự án đã có quyết định phê duyệt đầu tư, bao gồm tuyến metro số 1 và số 2, đường Vành đai 3, đường Vành đai 2, nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, mở rộng xa lộ Hà Nội và xa lộ Hà Nội.
Đáng chú ý, dự án mở rộng Quốc lộ 13, được đề xuất từ năm 2002. Cho nên đã được ưu tiên đầu tư trong năm nay. UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở GTVT là cơ quan thường trực, chủ trì theo dõi, đôn đốc sở ngành đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời cũng đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm.
Ngoài ra, ngành giao thông TP cũng phối hợp với Sở Nội vụ để đề xuất UBND TP.HCM khen thưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời kiểm điểm trách nhiệm đối với các tổ chức và cá nhân. Sự thiếu tinh thần trách nhiệm đã khiến việc giải quyết công việc chậm trễ.
Theo thông tin báo chí, Dự án Cầu Cần Giờ nhằm mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là khu vực Cần Giờ và các khu công nghiệp.
Cùng với dự án siêu Cầu kết nối Vũng Tàu Cần Giờ và dự án lấn biển Cần Giờ. Dự án Cầu Cần Giờ là một trong những thông tin đang được mong chờ.
Ngoài ra, cũng có 13 dự án chuẩn bị đầu tư, sẽ được thực hiện bằng nguồn ngân sách và hình thức đối tác công tư (PPP). Bao gồm dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, đường Vành đai 2, đường Vành đai 4, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, xây dựng cầu – đường Bình Tiên và cầu Tân Kỳ – Tân Quý.
Bạn có thể đọc thêm về Cầu vượt biển Vũng Tàu Cần Giờ, mở bán dự án vinhomes Cần Giờ
Theo đó sáng ngày 01/04, UBND TP .HCM đã họp bàn về tình hình kinh tế – xã hội quý I-2023. Cùng với đó thảo luận về nhiệm vụ, giải pháp trong quý II với chủ đề “Thúc đẩy đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm”. Theo đó nhấn mạnh tiếp tục định hướng phát triển TP HCM về biển. Việc trước tiên là đầu tư xây dựng cảng Cần Giờ và khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Từ đó có thể thấy việc xây dựng Cầu Cần Giờ, dự án lấn biển Cần Giờ và cảng trung chuyển Cần Giờ sẽ được tiến hành song song và bổ trợ cho nhau. Đây là một xu hướng tất yếu và không thể khác được của TP HCM.
Có thể thấy dự an lấn biển cần giờ khi nào khởi công thì Cầu Cần Giờ sẽ khởi công trước đó. Bởi công tác thi công cần phải có con đường vận chuyển nhân công vật liệu từ TP HCM qua.
Trong kế hoạch phát triển giao thông của thành phố. Việc xây dựng cầu Cần Giờ là một dự án quan trọng. Cầu này được thiết kế dựa trên phương thức đối tác công tư (PPP). Và đã nhận được sự tài trợ từ Ủy ban nhân dân thành phố.
Cầu Cần Giờ có chiều dài 3,4 km, với 4 làn xe tĩnh không thông thuyền có độ rộng 55 m. Dự án này sẽ thay thế cho phà Bình Khánh. Có vai trò tạo kết nối giữa huyện Cần Giờ và trung tâm thành phố cũng như các khu vực lân cận.
Trong giai đoạn khởi động của dự án, đã có việc phác họa cầu thiết kế dây văng hình tượng cây đước. Lần đầu tiên Cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ sẽ xuất hiện trong thiết kế cầu. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển mà còn mang đến một khung cảnh nghệ thuật. Thiết kế Cầu sẽ được kết hợp với ánh sáng đặc biệt chiếu sáng trên cây cầu tạo nên sự kỳ ảo.
Cầu Cần Giờ là dự án cần làm ngay của TP HCM. Hiện tại thực tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hết động lực phát triển. Bằng chứng là năm 2023 tăng trưởng Kinh tế TP.HCM tăng 0,7% trong quý I-2023 xếp thứ 56/63 tỉnh thành. Đây là thành tích thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Rõ ràng với vị trí đầu tàu kinh tế của TP HCM. Cũng là nơi đóng góp GDP, việc làm, thu thuế cho ngân sách cao nhất. Đây là một tín hiệu buồn và rất đáng báo đóng cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc thi công Cần Cần Giờ sẽ phụ thuộc vào tiến độ Vinhomes Cần Giờ cũng như Cảng Cần Giờ. Thời điểm khởi công Cầu Cần Giờ 2023 có thể sẽ không đạt được như dự kiến 2023. Hiện nay đã quá tháng 7 nhưng công tác chuẩn bị vẫn chưa thực hiện xong.
Điều đáng lo ngại nhất có lẽ là về tác động của các dự án này tới Rừng Sác. Khu rừng sác cần giờ và lưu vực các con sông tại đây là tài nguyên không thể phục hồi. Điều đáng lo thứ hai có lẽ là vốn và thời gian.
Thành phố Hồ Chí Minh không còn nhiều lựa chọn khi nhìn về tương lai. Mọi con đường cửa ngõ đều đã bị kẹt xe bịt chặt, hạ tầng xuống cấp thì hướng ra biển Cần Giờ. Do đó xây Cầu Cần Giờ là khả dĩ và ưu tiên nhất mà TP HCM có thể làm
Dự án Vinhomes Long Beach là một siêu dự án bất động sản tại Cần Giờ. Một quận nằm ở cực Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dự án này có quy mô lớn, với diện tích gần 2.800ha. Sẽ được phát triển bởi tập đoàn Vingroup – một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu của Việt Nam.
Vinhomes Long Beach được thiết kế như một khu siêu đô thị đa chức năng . Được phát triển với nhiều loại hình bất động sản. Bao gồm các khu dân cư, khu thương mại, khu du lịch biển Cần Giờ, khu công nghiệp, và các tiện ích xã hội khác. Dự án được định hướng như một trung tâm kinh tế, du lịch và nghỉ dưỡng mới cho khu vực Cần Giờ và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Cầu nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP HCM khởi công vào năm 2022, kinh phí xây dựng hơn 5.300 tỷ đồng, hoàn thành sau 3 năm.
Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải thông tin về tiến độ dự án cầu Cần Giờ tại buổi tiếp xúc cử tri Cần Giờ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM (tổ đại biểu số 2), chiều 22/6.
Dự án sẽ được đấu thầu, khởi công năm 2022 và hoàn thành cuối năm 2025. Để dự án đúng tiến độ, ông An mong người dân có sự đồng thuận với chính quyền trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Phối cảnh cầu Cần Giờ. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải TP HCM.
Nằm trên tuyến đường 7,4 km, cầu Cần Giờ có thiết kế dây văng mang hình ảnh cây đước, dài 3,4 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m, sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm và khu vực lân cận. Từ đây hình thành tuyến giao thông trực tiếp với khu vực ven biển phía Nam thành phố.
Cầu có điểm đầu tại nút giao đường 15B với Đường số 2 (Khu đô thị Phú Xuân, Nhà Bè). Điểm cuối kết nối đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ).
Hướng tuyến cầu trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè) và sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ. Sau đó cầu rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220 kV, tiếp tục vượt sông Chà và nối với đường Rừng Sác.
Dự án được UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng xây dựng theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) kết hợp BT (xây dựng - chuyển giao). Tuy nhiên hồi tháng 6, Quốc hội thông qua Luật đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), trong đó không có hình thức BT, nên phải điều chỉnh việc chọn nhà đầu tư dự án khiến các bước triển khai bị trễ 6 tháng.